Những loại thực phẩm bổ sung kẽm dễ hấp thu bạn cần biết

 Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nó tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp kẽm mà phải bổ sung từ bên ngoài. Bài viết sau Redoxon sẽ giúp bạn tìm ra những loại thực phẩm bổ sung kẽm dễ hấp thu hằng ngày.

1. Kẽm là gì?
Kẽm là một khoáng chất là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Có thể bạn không biết và cho rằng việc bổ sung kẽm là không cần thiết, tuy nhiên, khoa học đã chứng minh kẽm đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.


Kẽm là một chất bảo vệ chống ôxy hóa và sự tấn công của các gốc tự do…Nó còn giúp chống lại một số chất độc, kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác.
Việc thiếu hụt kẽm sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu sức khỏe. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng bổ sung kẽm hằng ngày để ngăn ngừa tình trạng này. Vậy kẽm có những công dụng gì đối với sức khỏe chúng ta? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.


2. Vai trò của kẽm đối với cơ thể
Kẽm có nhiều chức năng quan trọng liên quan đến các loại enzyme, protein, đóng vai trò trong sự tăng trưởng và phân chia tế bào, tham gia quá trình tăng trưởng và phát triển cơ thể. Những công dụng chính của kẽm bao gồm:

  • Kẽm là khoáng chất rất cần thiết cho việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh trong não và bài tiết insulin.
  • hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch,. vì kẽm cần thiết cho quá trình tổng hợp AND, tăng sinh tế bào. Thiếu kẽm làm suy giảm các té bào miễn dịch như đại thực bào, tế bào lympho B và T, dẫn đến suy giảm sức đề kháng.
  • Làm chậm quá trình lão hóa
  • Giảm stress, giảm oxy hóa, ổn định cấu trúc protein, điều hòa và thúc đẩy các phản ứng hóa học của cơ thể.
  • Duy trì nồng độ kẽm điều độ giúp ngăn ngừa suy giảm miễn dịch xảy ra theo tuổi tác

3. Những loại thực phẩm bổ sung kẽm cho cơ thể



3.1 Thịt
Thịt là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm tuyệt vời. Thịt đỏ là sự lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên bạn có thể tìm thấy kẽm trong tất cả các loại thịt khác nhau, bao gồm thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Trên thực tế, một khẩu phần 100 gram thịt bò xay sống chứa 4,8 mg kẽm, chiếm đến 44% Giá trị kẽm hàng ngày.
Không chỉ vậy, lượng thịt này còn cung cấp 176 calo, 20g protein và 10g chất béo cho cơ thể bạn. Ngoài ra, nó còn là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác, chẳng hạn như sắt, vitamin B và creatine.


Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi sử dụng thịt đỏ bởi nếu sử dụng quá nhiều, đặc biệt là thịt đỏ chế biến sẵn sẽ có liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư. Để phòng ngừa việc này, bạn nên ăn vừa phải thịt chế biến sẵn, chế độ ăn nên phối hợp ăn kèm nhiều rau, chất xơ và trái cây nhé.



3.2 Động vật có vỏ
Động vật có vỏ như hàu, tôm, cua, sò,... là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm dồi dào và lành mạnh, ít calories. Trong hàu chứa một lượng kẽm rất cao, với 6 con hàu trung bình cung cấp 32 mg, tương đương 291% giá trị kẽm hằng ngày.
Ngoài ra, cua Alaska có chứa 7,6 mg kẽm trên 100 gam, chiếm 69% nhu cầu kẽm mỗi ngày. Động vật có vỏ nhỏ hơn như tôm và trai cũng là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm tốt, cả hai đều chứa 14% giá trị kẽm hằng ngày trên 100 gam.


Tuy nhiên, đối với những phụ nữ đang mang thai, hãy đảm bảo rằng động vật có vỏ được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm bạn nhé.



3.3 Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng,... đều chứa một lượng kẽm đáng kể cho cơ thể của bạn. Trong thực tế, 100 gam đậu lăng nấu chín chứa khoảng 12% giá trị kẽm cần tiêu thụ hằng ngày. Tuy nhiên, kẽm từ các loại đậu không được hấp thụ tốt như kẽm từ các sản phẩm động vật.


Mặc dù vậy, chúng có thể là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm quan trọng cho những ai cần bổ sung kẽm nhưng lại ăn chay. Chúng cũng là một nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời và có thể dễ dàng sử dụng làm nguyên liệu thêm vào các món súp, món hầm và salad. Nấu chín ủ mầm, ngâm hoặc lên men các nguồn thực vật giàu kẽm như các loại đậu có thể làm tăng mức độ hấp thu kẽm từ các loại thực phẩm này.



3.4 Các loại hạt khô
Ăn các loại hạt như hạt thông, đậu phộng, hạt điều và hạnh nhân có thể tăng cường lượng kẽm trong cơ thể, giúp tăng sức đề kháng. Các loại hạt cũng chứa các chất dinh dưỡng lành mạnh khác, bao gồm chất béo và chất xơ, cũng như một số vitamin và khoáng chất khác. Hạt điều là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Một khẩu phần ăn 28 gram chứa 15% giá trị kẽm cần thiết mỗi ngày.


Các loại hạt cũng chính là món ăn nhẹ nhanh chóng và tiện lợi giúp giảm các yếu tố nguy cơ đối với một số bệnh như bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Ngoài ra, đối với những người tập thể thao, ăn kiêng, các loại hạt cũng là nguồn thực phẩm giúp phát triển cơ bắp, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu mà không chứa quá nhiều calories.


3.5 Sữa và thực phẩm từ sữa
Sữa và thực phẩm từ sữa như pho mát cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả kẽm. Chúng chứa lượng kẽm sinh học cao, được cơ thể bạn hấp thụ tốt hơn. 100 gram phô mai cheddar cung cấp khoảng 28% nhu cầu kẽm hằng ngày, trong khi một cốc sữa nguyên chất béo cung cấp khoảng 9%.


Ngoài ra, những thực phẩm này còn giúp bổ sung một số chất dinh dưỡng khác quan trọng đối với sức khỏe của xương, bao gồm protein, canxi và vitamin D.


3.6 Trứng
Trứng chứa một lượng kẽm vừa phải và có thể giúp bạn bổ sung hàng ngày. 1 quả trứng lớn chứa khoảng 5% nhu cầu kẽm mỗi ngày của cơ thể. Ngoài ra, trứng còn cung cấp 77 calo, 6 gam protein, 5 gam chất béo lành mạnh và một loạt các vitamin và khoáng chất khác, bao gồm cả vitamin B và selen.


3.7 Một số loại rau củ
Thông thường, rau củ là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm không được dồi dào bằng các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, có một số loại rau củ chứa một lượng kẽm hợp lý và có thể góp phần đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết hàng ngày của bạn, đặc biệt đối với những ai cần bổ sung kẽm nhưng theo chế độ ăn chay.
Khoai tây và khoai lang đều chứa khoảng 1 mg cho mỗi củ khoai lớn, tức là 9% giá trị kẽm hằng ngày. Các loại rau khác như đậu xanh và cải xoăn chứa ít hơn, khoảng 3% trên 100 gam.


Mặc dù các loại rau củ không chứa nhiều kẽm, nhưng một chế độ ăn khoa học có nhiều rau củ quả giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư. Chúng còn giúp bổ sung vitamin C, các axit amin và nhiều dưỡng chất cần thiết khác mà bạn không thể bỏ qua đấy.


3.8 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung kẽm
Những ai cần bổ sung kẽm nhưng lại ăn chay, dị ứng với sữa và các loại hạt hoặc có quá ít thời gian để lên chế độ ăn dinh dưỡng bổ sung đầy đủ kẽm hằng ngày thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung kẽm chính là một giải pháp dành cho bạn.


Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung kẽm đến từ nhiều thương hiệu khác nhau mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Đây là giải pháp nhanh chóng, gọn nhẹ và tiện lợi mà bạn có thể cân nhắc để sử dụng.


Bài viết trên đã tổng hợp cho bạn những loại thực phẩm bổ sung kẽm dễ hấp thu tốt nhất, giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của bạn. Hãy nhớ xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học cho bản thân và gia đình bạn nhé.


Xem thêm: Redoxon vit c 1000 mg

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bí quyết tăng sức đề kháng cho cơ thể lúc giao mùa

Mách bạn những bài tập hỗ trợ hệ miễn dịch đơn giản tại nhà

Redoxon Vietnam